Đĩa tiền hành tinh PDS_70

Đĩa tiền hành tinh xung quanh PDS 70 được đưa ra giả thuyết đầu tiên vào năm 1992 [6] và được xác nhận vào năm 2006.[2] Đĩa có bán kính khoảng &0000000000000140.000000140 au.Trong năm 2012, một vùng rộng lớn (~ &0000000000000065.00000065 AU) trong đĩa được phát hiện, được cho là do sự hình thành hành tinh.[3][5]

Trong kết quả được công bố vào năm 2018, một hành tinh trong đĩa, có tên PDS 70b, đã được chụp bằng Very Large Telescope (VLT).[7][8] Với khối lượng ước tính lớn hơn Sao Mộc nhiều lần, hành tinh này được cho là có nhiệt độ khoảng &0000000000001000.0000001000°C và bầu không khí có mây; quỹ đạo của nó có bán kính xấp xỉ 3,22 tỷ kilômét (21,5 au),mất khoảng 120 năm cho một lần quay quanh ngôi sao mẹ. Nhiều dự đoán rằng hành tinh đã có được đĩa bồi tụ riêng của mình.[9][10] Đĩa bồi tụ đã được xác nhận quan sát vào năm 2019.[11]

Một hành tinh thứ hai, được đặt tên là PDS 70c, được phát hiện vào năm 2019 bằng máy quang phổ MUSE của VLT.[12] Hành tinh quay quanh ngôi sao chủ của nó ở khoảng cách 5,31 tỷ kilômét (35,5 au), xa hơn PDS 70b.[12] PDS 70c có cộng hưởng quỹ đạo gần 1:2 với PDS 70b, nghĩa là PDS 70c hoàn thành gần một lần quay quanh thì PDS 70b hoàn thành gần hai lần.[12]

Hệ hành tinh PDS 70 [13][14]
Đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượngBán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm quỹ đạoĐộ nghiêng quỹ đạoBán kính
b1.0± 0.5 MJ22.7+2.0
−0.5
45108+3580
−1790
1.75± 0.75 RJ
c4.4± 1.1 MJ30.2+2.0
−2.4
69945+5771
−11500

Liên quan